Bình tích áp khí nén là một thiết bị được nghiên cứu, sản xuất nhằm lưu trữ nguồn khí nén được cung cấp từ nguồn. Song song với chức năng dự trữ thì nó còn giúp ổn định áp suất. Nó là thành phần quan trọng cung cấp khi nén khi thiết bị máy bơm khí nén 2 cấp không cung cấp đủ nguồn khí theo yêu cầu làm việc.
Trong một số hệ thống, máy bơm khí nén không thể cung cấp áp lực làm việc thì bình tích áp sẽ đảm nhiệm.
Tóm Tắt Nội Dung Chính
- 1 Thông số kỹ thuật bình tích áp khí nén.
- 2 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bình tích áp khí nén.
- 3 Hướng dẫn lắp đặt và cài đặt của bình tích áp khí nén.
- 4 Các sự cố thường gặp và cách khắc phục.
- 5 Ưu điểm của bình tích áp khí nén.
- 6 Phân loại sản phẩm.
- 7 Ứng dụng sản phẩm.
- 8 Các chế độ đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Thông số kỹ thuật bình tích áp khí nén.
-Vật liệu chế tạo: Thép cacbon, thép không gỉ
-Kiểu dáng: Kiểu đứng hoặc kiểu ngang
-Thể tích: 7 lít, 10 lít, 20 lít, 30 lít, 40 lít,…
-Tùy chọn ngưỡng áp suất làm việc: 8 bar, 10 bar, 20 bar,…
-Xuất xứ: Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia,…
-Chính sách bảo hành: 1 đổi 1 trong vòng 12 tháng.
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bình tích áp khí nén.
Cấu tạo.
-Mặt bích: Có chức năng kết nối bình với bên ngoài. Bên cạnh đó nó còn tạo được độ kín cho bình chứa khí và hạn chế biến dạng cho bình tích áp bới các lực tác động bên trong và bên ngoài
-Rơ le áp suất: Đây là bộ phận hoạt động hoàn toàn tự động, nó có chức năng đóng khí nén vào bình khi bình chứa đầy và tự động mở khi bình chứa cạn khí nén
-Vỏ bình chứa: Là bộ phận vỏ bên ngoài bảo vệ hệ thống bên trong của bình chứa khí nén. Do chứa khí nén ở áp lực cao nên vỏ bình tích áp thường được chế tạo từ thép chịu được áp lực cao, bên cạnh đó nó còn được người ta sơn tĩnh điện chống ăn mòn giúp cho bình có tuổi thọ cao và bền bỉ với môi trường xung quanh
-Ruột bình tích áp: Được chế tạo từ cao su EPDM, một loại cao su có khả năng chịu được nhiệt độ và áp suất cao hơn hẳn so với các loại cao su thường. Ruột bình tích áp được chế tạo theo hình dáng của vỏ bình, theo thông số của các nhà sản xuất thì nó có thể chịu được nhiệt độ lên đến 100ºC nhưng thực tế các loại bình hiện nay chỉ chịu được tối đa khoảng 70ºC
-Đồng hồ đo áp suất: Giúp cho người sử dụng nắm được các thông số về áp suất trong bình để có thể điều chỉnh được hệ thống
-Các đầu nối: Bình tích áp có năm đầu nối đó là đầu nối khí vào, đầu nối khí nén đi ra, đầu nối với rơ le, một đầu nối với đồng hồ áp và một đầu nối bình
-Ngoài ra các bình tích áp còn tích hợp thêm các loại van xả đáy hoặc van an toàn tùy theo nhà sản xuất và nhu cầu sử dụng
Nguyên lý hoạt động.
-Nạp khí nén: Ban đầu, bình tích áp khí nén được nạp khí nén, từ nguồn cung cấp bên ngoài. Áp suất khí nén từ nguồn này sẽ được dẫn vào bình thông qua van nạp. Khi van nạp mở, khí nén sẽ tràn vào bình và áp suất bên trong tăng lên. Van nạp sẽ được đóng sau khi đạt được áp suất mong muốn (một dạng van nạp thường thấy đó là rơ le áp suất).
-Lưu trữ áp suất: Khi bình tích áp khí nén đã được nạp, khí nén sẽ được lưu trữ trong bình. Thân bình chịu áp suất cao giữ khí nén trong không gian bên trong. Lượng khí nén lưu trữ trong bình sẽ tạo ra một nguồn cung cấp áp suất, để sử dụng cho các thiết bị hoặc hệ thống khác.
-Cung cấp áp suất: Khi cần sử dụng áp suất khí nén, van xả sẽ được mở. Khi van xả mở, áp suất khí nén sẽ được giải phóng từ bình và thông qua hệ thống ống kết nối, nó sẽ được đưa đến các thiết bị hoặc máy móc sử dụng khí nén. Áp suất trong bình sẽ giảm dần theo thời gian khi khí nén được sử dụng.
-Nạp lại khí nén: Khi áp suất trong bình giảm đến một mức nhất định, bình tích áp khí nén cần được nạp lại khí nén từ nguồn cung cấp bên ngoài. Quá trình này sẽ tiếp tục, cho đến khi bình đạt lại áp suất hoạt động mong muốn, và sẵn sàng cung cấp áp suất khí nén lại cho hệ thống khi cần thiết.
Hướng dẫn lắp đặt và cài đặt của bình tích áp khí nén.
-Vị trí lắp đặt bình tích áp cần khô ráo, thoáng mát để tránh cho vỏ bình bị rỉ sau khoảng thời gian sử dụng.
-Chọn vị trí lắp đặt tránh xa các nguồn sinh nhiệt, sinh áp suất khác.
-Vị trí lắp đặt cần rộng rãi, đủ chỗ để có thể thoải mái sửa chữa, đi lại trong quá trình sử dụng.
-Đo chính xác kích thước của bình, một giá đỡ không đúng kích thước sẽ gây thiệt hại cho sản phẩm hoặc gây thương tích cho người sử dụng.
-Việc đo đạc kích thước và lắp đặt bình tích áp phải được thực hiện bởi các nhân viên kỹ thuật chuyên ngành.
-Tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động khi lắp đặt.
-Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng và lắp đặt của nhà sản xuất.
-Ngăn ngừa sự ăn mòn của bình bằng cách không phơi ra môi trường khắc nghiệt. Đảm bảo rằng vỏ bình không tạo thành một phần dẫn dòng điện trong nhà máy để tránh nguy cơ bị ăn mòn của vỏ.
Các sự cố thường gặp và cách khắc phục.
Bình chứa khí bị tràn
-Chúng ta sẽ gặp sự cố lỗi này nguyên nhân thường do vị trí lắp đặt không đúng cách, có thể là đặt dưới sàn hay đặt ở vị trí không đạt được mức độ cân bằng như khuyến cáo lắp đặt. Do vậy, cần tuân thủ đúng, thiết kế thêm kệ để lắp ở phía dưới bình và chọn mặt phẳng có độ cân bằng nhất định để lắp đặt.
Bình tích áp khí nén bị giảm hoặc mất áp suất
-Nếu phát hiện ra lỗi này hãy kiểm tra ngay các bộ phận van nén, van xả nếu hư hỏng cần thay mới nhanh chóng để tránh để lại hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, lỗi giảm hoặc mất áp suất có thể còn do phần vỏ bình bị nứt, vỡ hoặc tại vị trí tiếp xúc mặt bích bị han gỉ dẫn đến thất thoát khí. Và cách giải quyết nhanh nhất chính là thay thế một vỏ mới để đảm bảo quá trình hoạt động ổn định, chắc chắn và an toàn hơn.
Áp suất vượt ngưỡng cho phép
-Nguyên nhân là do lượng môi chất được nạp vào bình tăng cao quá mức so với lượng được xả ra dẫn đến hệ thống không đáp ứng hoạt động kịp thời. Hoặc do quá trình vận chuyển, lắp đặt sai cách, không đúng tiêu chuẩn, quy trình, ví dụ như đặt ở nơi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Với lỗi này cách giải quyết chính là cần điều chỉnh lại lượng khí nạp vào một cách phù hợp và tuân thủ đúng nguyên tắc vận chuyển, lắp đặt.
Ưu điểm của bình tích áp khí nén.
-Tích trữ được nguồn không khí lớn đảm bảo cho hệ thống hoạt động tốt trong suốt thời gian dài.
-Tạo sự cân bằng, ổn định áp suất của hệ thống khí nén.
-Lưu trữ và bù áp lực cho hệ thống khi áp lực bên trong bị suy giảm.
-Hạn chế tối đa những sự cố, va đập, rung xóc máy bơm.
-Trường hợp, hệ thống không may xảy ra rò rỉ thì bình tích áp khí nén sẽ bổ sung kịp thời, tránh làm gián đoạn.
Phân loại sản phẩm.
-Bình tích áp tải trọng: có dung tích, model lớn nhất thế nhưng năng lượng tích trữ lại không lớn. Đồng thời áp suất khí nén ổn định nhưng cũng không lớn và có quán tính lớn. Ưu điểm là cấu tạo đơn giản và giá thành chung rẻ hơn các loại khác khá nhiều.
-Bình tích áp lò xo: Dung tích chứa nhỏ thuộc dạng mini, công suất thấp và áp suất tạo ra còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu tạo của từng loại lò xo khác nhau.
-Bình tích áp khí nén dùng thủy khí: Là loại bình được thiết kế nhỏ gọn, có khả năng tích trữ năng lượng ở mức độ cao, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: đời sống, công nghiệp, sản xuất…Nhược điểm lớn nhất là áp suất bình chứa tạo ra phụ thuộc nhiều vào quá trình đa biến khi nén giãn.
xem thêm: bình tăng áp cho máy bơm
Ứng dụng sản phẩm.
-Trong hệ thống máy bơm mini trong các hộ gia đình thường sẽ dùng các loại bình tích áp mini để giảm chấn động, rung xóc cho máy bơm hoạt động thông suốt, ổn định.
-Trong hệ thống cấp nước trong các tòa nhà cao tầng với các loại máy bơm có công suất lớn.
-Sử dụng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy, cụ thể sẽ được lắp chung với máy bơm bù áp để tăng áp lực nước nhắm đáp ứng công suất cực lớn để cung cấp đủ lượng nước cần thiết.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.