Cảm Biến Áp lực – cảm biến áp lực 4-20mA

 Cảm biến áp lực 4-20ma là dòng cảm biến đo áp suất châu âu có ngõ ra tín hiệu là 4-20ma 2 dây với nhiều dãy áp suất thông dụng trên thị trường hiện nay như: -1-0bar, 0-1bar, 0-4bar, 0-6bar, 0-10bar, 0-25bar, 0-40bar, 0-60bar, 0-100bar, 0-160bar, 0-250bar, 0-400bar…Với màng cảm biến bằng inox dùng cho nhiều loại lưu chất. Ngõ ra tín hiệu 4-20ma có thể truyền dẫn đi xa hạn chế bị suy giảm và nhiễu. Kích thước cảm biến nhỏ gọn có thể lắp đặt nơi có không gian hẹp.

Ứng dụng cảm biến áp lực.

Cảm biến áp suất 4-20mA cho lò hơi.

-Khu vực lò hơi cần rất nhiều cảm biến để đo áp suất tại lò hơi cũng như áp suất hơi nóng ra khỏi lò hơi để giám sát áp suất . Việc giám sát áp suất hôi giúp an toàn cho lo hơi cũng như tiết kiệm năng lượng sinh hơi .

-Việc dùng cảm biến áp suất 4-20mA cho khu vực lò hơi cần phải lắp thêm ống siphon giảm nhiệt để cảm biến áp suất không bị hư hỏng khi tiếp xúc với nhiệt của lò hơi .

Cảm biến áp suất 4-20mA cho máy nén khí.

-Đối với máy nén khí thì lúc nào cũng sử dụng 2-3 con cảm biến áp suất 4-20mA để giám sát áp suất thực tế tại các khu vực của máy nén khí và áp suất đầu ra của máy nén 

Cảm biến áp lực 4-20mA cho biến tần.

Cảm biến áp lực dùng cho điều khiển bơm nước qua biến tần một ứng dụng rất nhiều trong thực tế cũng như trong công nghiệp.

-Tín hiệu từ cảm biến áp suất ra dạng analog 4-20mA / 0-10V sẽ được đưa vào biến tần . Trước kia biến tần chỉ nhận được tín hiệu 0-10V vì thế chúng ta phải tốn thêm một bộ chuyển đổi tín hiệu từ 4-20mA sang 0-10V . Ngày nay với sự hiện đại của công nghệ các biến tần đều có khả năng nhân được tín hiệu 4-20mA giúp giảm giá thành cũng như sự tiện dụng khi sử dụng trong bơm nước qua biến tần .

Sơ đồ đấu nối cảm biến áp suất.

-Nếu dùng loại cảm biến áp suất với tín hiệu ngõ ra dòng 4-20ma 2 dây. Chúng ta cần phải có một nguồn cấp mắc nối tiếp thì cảm biến mới hoạt động được. Đối với những thiết bị có ngõ nhận tín hiệu analog 4-20ma không cấp được nguồn loop trên hai dây tín hiệu 4-20ma. Còn đối với dòng cảm biến áp lực có ngõ ra áp như 0-10v, 1-5v, 0-5v. Thì do có chân đấu nối nguồn rời so với chân tín hiệu xuất ra nên chúng ta không cần phải đấu nối tiếp nguồn và tín hiệu.

Lưu ý khi đấu nối.

-Nếu thiết bị có xuất được nguồn trên 2 dây tín hiệu 4-20ma thì chỉ cần đấu cảm biến vào là hoạt động. Đối với bộ nhận không có nguồn loop trên 2 dây 4-20ma như: biến tần, PLC, Enda EI2041. khi lắp đặt chúng ta cần thêm 1 bộ nguồn 24VDC rời rồi sau đó đấu nối tiếp giữa cảm biến áp suất, bộ nguồn và bộ hiển thị thì cảm biến mới hoạt động được.

– Đối với kết nối giữ plug điện và cảm biến thì chúng ta có thể chọn lựa nhiều loại khác nhau như: M12, Packard, mPm hoặc cable…. Tuy nhiên người ta thường chọn loại kết nối chuẩn DIN vì nó dễ sử dụng.

Cấu tạo cảm biến áp lực.

-Bao gồm 2 phần chính: đó là màng cảm biến để cảm ứng trực tiếp áp suất từ lưu chất và board mạch điện tử. Board điện tử dùng để nhận tín hiệu từ màng sau đó chuyển đổi và khuếch đại rồi mới xuất tín hiệu đưa về các thiết bị nhận.

-Màng của cảm biến thì thùy thuộc vào từng hãng và người sử dụng lựa chọn. Thông thường nó được sản xuất bởi 2 loại vật liệu đó là inox 316L hoặc bằng ceramic. Tuy nhiên để cảm biến được bền hơn và sử dụng được với nhiều loại lưu chất hơn với 316L. Cũng như các chất dễ ăn mòn như: axit, clo, muối…thì tốt nhất chúng ta nên chọn cảm biến có màng bằng inox.

Thông số kỹ thuật cảm biến áp lực.

-Dãy đo áp suất có sẵn -1-0bar, 0-1bar, 0-4bar, 0-6bar, 0-10bar, 0-25bar, 0-40bar, 0-60bar, 0-100bar, 0-160bar, 0-250bar, 0-400bar

-Nhiệt độ chịu đựng 120oC

-Kết nối ren chuẩn 1/4 chất liệu ren bằng inox

-Có 2 loại   và loại cảm biến áp suất thông thường.

-Có 2 loại tín hiệu ngõ ra 4-20ma và 0-10v (có thể dùng bộ chuyển đổi 0-10v ra 4-20ma và ngược lại)

-Bộ phân kết nối điện có thể tháo rời. Nhờ vậy thay đổi cảm biến dễ dàng khi sử dụng loại cảm biến áp lực có dãy đo khác.

Lưu ý khi mua cảm biến áp suất.

-Để chọn được một cảm biến áp suất phù hợp với nhu cầu sử dụng thì chúng ta dựa vào những thông số như: lưu chất sử dụng, nhiệt độ, tín hiệu ngõ ra, nguồn cấp, thang đo áp suất, chuẩn kết nối ren

-Nếu sử dụng cảm biến áp suất nước, cảm biến áp suất khí nén, cảm biến áp suất thủy lực… thì chỉ chọn loại cảm biến thường có màng phía trong lỗ là dùng tốt. Nhưng nếu cảm biến dùng cho thực phẩm hoặc lưu chất có cặn, chất dễ bám dính. Chúng ta phải sử dụng cảm biến áp suất dạng màng để cảm biến không bị nghẹt và bị hỏng.

-Tín hiệu ngõ ra cảm biến. có nhiều loại như: 4…20ma, 0…10v, 0…5v, 1…5v…. Nhưng thông thường chúng ta chọn loại tín hiệu 4-20ma vì nó dễ sử dụng và dẫn đi xa không bị nhiễu.

-Chọn đúng với áp suất đang hoạt động trong đường ống. Vì nếu sai sẽ làm hỏng cảm biến. Và nếu chọn dãy áp suất lớn quá so với áp suất sử dụng thì các thiết bị nhận sẽ không nhận hoặc nhận nhưng giá trị tín hiệu ngõ ra thay đổi rất ít.

Mua cảm biến áp lực nước giá rẻ ở đâu?

 Cơ Điện Lạnh Eriko chúng tôi la tổng kho chuyên nhâp khẩu cảm biến áp lực giá rẻ với đầy đủ giấy tờ kèm theo. Khi mua hàng ở chúng tôi, quý khách hàng luôn luôn được đảm bảo.

-Hàng luôn sẵn kho số lượng lớn luôn đầy đủ giấy tờ kèm theo như COCQ..

-Hàng đa dạng dãi đo phục vụ tùy từng nhu cầu của khách hàng.

-Đội ngũ nhân viên kỹ thuật viên giàu kinh nhiệm hỗ trợ tư vấn nhiệt tình 24/24.

-Giao hàng toàn quốc, hỗ trợ giao hàng chành xe, miễn phí giao hàng nội thành Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.


CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN LẠNH ERIKO

Địa chỉ: Số 37-BT4-KĐT Mới Cầu Bươu-Xã Tân Triều-Huyện Thanh Trì-TP Hà nội.

Tel: 0984666480  | MST: 0106240019 | Email: erikovn.sg@gmail.com

VP – Kho Hàng TP HCM: B22/2 đường Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

gọi ngay Tìm đường
gọi ngay Gọi ngay
zalo Zalo
gọi ngay Nhắn tin SMS