Đồng hồ đo áp suất chân không là dòng đồng hồ áp suất chuyên dụng để đo môi trường chân không, hay còn một tên gọi khác là đồng hồ hút chân không, là một môi trường không có không khí, áp suất chân không lớn nhất thường gặp là – 1 bar. Đây là thiết bị đo áp suất âm rất cần thiết trong việc kiểm tra giám sát trong công nghệ chân không vì áp suất chân không nhỏ hơn nhiều so với áp suất khí quyển cho nên người ta không thể dùng thiết bị khác để thay thế đồng hồ đo áp chân không được.
Tóm Tắt Nội Dung Chính
Thông số kỹ thuật đồng hồ đo áp suất chân không.
-Đường kính mặt đồng hồ: 63mm, 100mm, 150mm, 200mm.
-Thang đo: -1…0,6bar ; -1…1,5 bar ; -1…3 bar ; -1… 5 bar; -1…9 bar; -1…15 bar, -1…24
-Cấp chính xác: sai số 1%.
-Vật liệu vỏ đồng hồ: inox 304.
-Vật liệu chân ren: inox
-Đơn vị hiển thị áp suất : Bar , kg/cm2, psi,…
-Chuẩn bảo vệ của đồng hồ: IP65, IP67, IP68
-Dạng mặt đồng hồ: có dầu hay không dầu
-Kiểu kết nối: chân đứng, chân sau, chân sau gắn bảng, chân sau lệch tâm.
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động.
Cấu tạo.
-Thân đồng hồ: Là bộ phận bao bọc bên ngoài của đồng hồ, với nhiệm vụ bảo vệ các chi tiết nhỏ bên trong. Chúng thường được thiết kế bằng các vật liệu chắc chắn như: thép, đồng, inox 304/316, vỏ thép mạ crom,…
-Mặt đồng hồ: Thiết kế dạng tròn với chất liệu chủ yếu là thủy tinh cường lực giúp đảm bảo không bị hư hỏng khi va đập. Nhiều loại đồng hồ cao cấp cũng được trang bị kính chống vỡ để tăng độ bền của đồng hồ.
-Mặt hiển thị: Chứa thang đo, các vạch đo và thông số đo đạc của mỗi đồng hồ.
-Ống chứa áp suất (ở một số đồng hồ được gọi là ống bourdon): Cho lưu chất cần đo đi vào.
-Kim đo: Kim của đồng hồ gắn với động cơ bên trong. Kim chuyển động trên mặt hiển thị để xác định số đo. Kim đo được lắp ráp đảm bảo không xảy ra rung kim, gây sai sót khi đo.
-Bộ chuyển động: Được coi là động cơ chính để đo đạc và “phát tín hiệu” cho kim đo hoạt động.
-Chân đồng hồ: Là vị trí kết nối với thiết bị hay hệ thống cần đo lường.
Nguyên lý hoạt động.
-Khi có lưu chất đi vào trong ống chứa áp suất, chúng gây ra một lực nhất định tác động lên thành ống.
-Lớp màng của ống chứa co dãn, tác động với bộ chuyển động và làm cho kim đồng hồ di chuyển trên thang đo.
-Khi đó, ta thu được chỉ số áp suất cần đo.
-Ngoài ra, khi áp suất lưu chất không đủ để cho ống chứa tác động lực thì kim đồng hồ chỉ về vạch số 0. Do vậy, việc chọn dải đo phù hợp để đo là rất cần thiết.
Hướng dẫn lắp đặt và cài đặt.
-Xác định loại kết nối: Đồng hồ đo áp suất chân không thường có các loại kết nối như ren trong (female thread), ren ngoài (male thread), hoặc kết nối mặt bích.
-Sử dụng băng tan (Teflon tape): Quấn băng tan quanh ren để đảm bảo kết nối kín và ngăn ngừa rò rỉ.
-Gắn đồng hồ vào hệ thống: Xoay đồng hồ vào vị trí kết nối. Dùng cờ lê hoặc dụng cụ thích hợp để siết chặt. Chú ý không siết quá chặt để tránh làm hỏng ren hoặc thân đồng hồ.
-Kiểm tra rò rỉ: Sau khi lắp đặt, kiểm tra toàn bộ hệ thống để đảm bảo không có rò rỉ.
-Hiệu chuẩn đồng hồ: Nếu cần, hiệu chuẩn đồng hồ để đảm bảo độ chính xác của số liệu đo. Tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc sử dụng thiết bị hiệu chuẩn chuyên dụng.
Phân loại đồng hồ đo áp suất chân không.
Đồng hồ đo áp suất chân không dạng cơ:
-Đồng hồ này dễ tìm kiếm, giá thành rẻ, dễ sử dụng.
-Sai số của loại đồng hồ này thông thường là 1% (đối với loại đường kính mặt 100mm trở lên) và 1,6% (đối với loại đường kính mặt 63mm hoặc 40mm).
Đồng hồ đo áp suất chân không dạng điện tử:
-Loại này có thiết kế rất chắc chắn với màn hình đồng hồ đo áp suất chân không hiển thị điện tử, có đèn led hiển thị giá trị áp suất. Do đó giá thành của nó sẽ cao hơn loại đồng hồ đo áp suất dạng cơ.
Đồng hồ đo áp suất chân không 3 kim:
-Đây là đồng hồ áp lực có tiếp điểm điện hay còn gọi dạng đồng hồ đo áp cao áp thấp có tiếp điểm điện dạng relay nhằm điều khiển thêm các thiết bị khác nhằm tăng giảm áp suất giúp áp suất vừa đủ nằm trong phạm vi cho phép.
-Loại này có áp suất từ 0 đến – 760 mmHg hoặc -1 -0 bar.
>>>Xem Thêm: đồng hồ áp suất chân không điện tử
Ưu điểm.
-Có thể dễ dàng chuyển đối được các đơn vị đo lường khác nhau cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của kỹ thuật viên.
-Khi hoạt động, đồng hồ đo áp suất chân không điện tử không gây ra tiếng ồn, bảo vệ sự yên tĩnh cho người dùng.
-Thiết bị được cài đặt thêm mạch để bảo vệ quá dòng và mạch bảo vệ nối ngược cực nguồn.
-Khi sử dụng có thể điều chỉnh được điểm 0, hiển thị giá trị đỉnh, đáy của áp suất chân không.
Ứng dụng.
Trong các thiết bị y tế.
-Áp kế chân không được sử dụng trong các thiết bị y tế như máy bơm hút và máy gây mê. Ngoài ra chúng còn được sử dụng để đo huyết áp của bệnh nhân.
Trong các hệ thống bơm nước chữa cháy.
-Các hệ thống cứu hỏa sử dụng để bơm nước thường được trang bị đồng hồ đo chân không đặc biệt gọi là đồng hồ đo hỗn hợp. Đồng hồ đo phức hợp có thể đo áp suất âm và áp suất dương.
Trong nghiên cứu.
-Máy đo áp lực chân không được sử dụng để đo áp suất trong buồng chân không dùng cho thí nghiệm.
Chính sách mua đồng hồ đo áp suất chân không tại Eriko.
-Công Ty TNHH Cơ Điện Lạnh Eriko là tổng kho, nhà nhập khẩu đồng hồ đo áp suất hàng đầu tại thị trường Việt Nam với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn.
-Khi mua đồng hồ đo áp suất chân không tại Eriko, quý khách hàng được đảm bảo:
-Hàng được nhập khẩu chính hãng trên dây truyền hiện đại.
-Sản phẩm luôn sẵn kho, đảm bảo số lượng lớn.
-Luôn đầy đủ các giấy tờ kiểm định CO-CQ, tem chống hàng giả.
-Chiết khấu cao cho các đại lý, công trình đặt mua số lượng lớn.
-Được tư vấn, hỗ trợ lắp đặt miễn phí 24h.
-Đổi trả sản phẩm 1 đổi 1(7 ngày) khi phát hiện lỗi nhà sản xuất.
-Cam kết thời gian giao hàng nhanh.
-Hỗ trợ vận chuyển toàn quốc.
-Mọi thắc mắc hoặc góp ý về sản phẩm do chúng tôi cung cấp đồng hồ đo áp suất chân không xin hãy liên hệ ngay tới:
CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN LẠNH ERIKO
Địa chỉ: Số 37-BT4-KĐT Mới Cầu Bươu-Xã Tân Triều-Huyện Thanh Trì-TP Hà nội.
Tel: 0965435336 | Email: erikovn.sg@gmail.com
VP – Kho Hàng TP HCM: B22/2 đường Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP HCM
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.